BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

Thông Báo về việc không đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa trong vụ lúa Xuân năm 2022 trên địa bàn xã Vạn Phúc
Publish date 30/05/2022 | 16:00  | Lượt xem: 1949

Thực hiện văn bản số 904/UBND-TN&MT ngày 17/5/2022 của UBND huyện Thanh Trì về việc không đốt rơm rạ sau khi thu hoạch trong vụ lúa Xuân năm 2022 trên địa bàn huyện Thanh Trì. Trên địa bàn xã Vạn Phúc, chỉ có khu vực xâm canh xã Ninh Sở hiện đang trồng lúa. UBND xã Vạn Phúc thông báo tới toàn thể cán bộ, nhân dân trong toàn xã đước biết và thực hiện về việc không đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa trong vụ lúa Xuân năm 2022

      Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại các Văn bản: số 2310/VP-ĐT ngày 11/3/2022 về triển khai thực hiện các quy định pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu; số 2823/VP-ĐT ngày 28/3/2022 về việc tăng cường kiểm soát, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Thành phố; số 1137/UBND-ĐT ngày 18/4/2022 về việc tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng không khí. Văn bản số 904/UBND-TN&MT ngày 17/5/2022 của UBND huyện Thanh Trì về việc không đốt rơm rạ sau khi thu hoạch trong vụ lúa Xuân năm 2022 trên địa bàn huyện.

  UBND xã Vạn Phúc thông báo tới toàn thể cán bộ, nhân dân trong toàn xã đước biết và thực hiện một số nội dung sau:

  1. Tác hại của việc đốt rơm rạ

-  Việc đốt rơm rạ trực tiếp trên cánh đồng không tốt cho đất. Theo các chuyên gia về môi trường đã chỉ ra khi rơm ra bị đốt thành tro thì chất hữu cơ biến thành chất vô cơ làm cho đất ruộng bị chai cứng khô cằn.

- Đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn. Đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại bởi ô nhiễm bụi mịn thì dùng khẩu trang cũng vô ích, bụi chui sâu vào phổi, gây các bệnh về hô hấp, thậm chí ung thư”.

- Đốt rơm rạ không chỉ tạo ra những nguy hại vô cùng lớn đối với sức khỏe con người mà nó còn góp phần làm không khí nóng lên. Không những thế, hoạt động này còn làm sản sinh các khí carbon dioxit (CO2), metan (CH4) và Nitơ ôxit (N2O) – những loại khí tạo ra hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Việc đốt rơm rạ còn khiến người dân Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng sương mù quang hóa - một loại ô nhiễm không khí đặc biệt do sự tương tác giữa bức xạ tia cực tím của Mặt trời với khí thải từ động cơ xe máy, khí thải công nghiệp, khói từ cháy rừng, đốt nương rẫy theo mùa vụ.

- Có thể thấy việc đốt rơm rạ tự phát không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây hiện tượng mù khói, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân, Khói sinh ra từ quá trình đốt ngoài trời còn gây ra mùi và ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt trên các đoạn đường giao thông. 

  1. Các giải pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch vụ lúa, nhân dân trong toàn xã không nên đốt rơm rạ bừa bãi, không xả rơm rạ xuống kênh tưới tiêu và lòng đường giao thông. Nhân dân có thể:

- Sử dụng máy gặt lúa tại ruộng và toàn bộ lượng rơm được máy gặt cắt, nghiền tại ruộng; đối với gốc dạ được máy cày lật úp xuống dưới đất.

          - Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ tại ruộng nhằm cung cấp chất hữu cơ trả lại cho đất, giảm thiểu và tiết kiệm chi phí phân bón hóa học và thuốc diệt sâu bệnh cho cây trồng.

  • Tận dụng rơm rạ vào mục đích trồng nấm, làm thức ăn cho gia súc, che phủ chống sói mòn cho cây trồng giảm thiểu phát thải lượng khí CO2, CO và N2O ra môi trường.

      UBND xã Vạn Phúc thông báo tới toàn thể cán bộ, nhân dân trong toàn xã được biết về việc không đốt rơm rạ bừa bãi, không xả rơm rạ xuống kênh tưới tiêu và lòng đường giao thông gây ô nhiễm môi trường và gây lãng phí nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng được . Nếu các hộ gia đình không thực hiện theo nội dung thông báo, vẫn tiếp tục đốt rơm rạ gây ảnh hưởng đến môi trường sẽ bị cơ quan Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.